Mở cửa hàng photocopy, tiệm in ấn có phải đóng thuế không

Mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn có phải đóng thuế không?

Photocopy, in ấn đang là một trong những dịch vụ hấp dẫn, đem tới hiệu quả kinh doanh, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng giấy tờ văn bản ngày một tăng cao như hiện nay. Nhưng nhiều chủ cửa hàng tương lai lại băn khoăn, không biết liệu mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn có phải đóng thuế không.

Mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn có phải đóng thuế không?

Câu trả lời là CÓ! Bởi lẽ, hoạt động in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Nhà nước Việt Nam ta có chính sách cụ thể đối với hoạt động in ấn, bao gồm: Khuyến khích, ưu đãi cho việc đầu tư vào ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị in và có chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư, tiền thuê đất. Đặc biệt là đối với tiệm photocopy thuộc loại hình kinh doanh hộ gia đình hoặc doanh nghiệp kinh doanh hoạt động in.

Thế cửa hàng, tiệm photocopy là gì

Công ty chuyên phân phối máy in, máy photocopy Hưng Phúc Khang chia sẻ rằng: “khi có dự định mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn, chủ hộ kinh doanh hay chủ kinh doanh cần thực hiện đầy đủ về thủ tục mở tiệm (bao gồm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in & thủ tục xin cấp phép) và đóng thuế theo quy định của pháp luật”. Đây cũng là kinh nghiệm mà Hưng Phúc Khang rút ra được từ chính nhiều khách hàng của mình là các đơn vị chuyên photocopy.

Các loại thuế phí cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn phải nộp

Với cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn cần nộp thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) và lệ phí môn bài. Cụ thể:

Thuế GTGT

Theo Phụ lục 1, Thông tư 92/2015/TT-BTC, mức thuế suất áp dụng đối với cửa hàng photocopy được quy định:

  • Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên, vật liệu cần đóng 5% thuế GTGT.
  • Sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn liền với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu cần đóng 3% thuế GTGT.

Lệ phí môn bài

 Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ – CP thì mức thu lệ phí môn bài áp dụng với cá nhân, hộ kinh doanh:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm sẽ cần đóng 300.000 đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm sẽ cần đóng 500.000 đồng/năm.
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ cần đóng 1.000.000 đồng/năm.

Lệ phí môn bài khi mở tiệm photocopy

Với các cơ sở kinh doanh dịch vụ photocopy, in ấn là doanh nghiệp thì cần phải đóng mức lệ phí môn bài dựa trên các điều lệ của doanh nghiệp.

Với các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm mà không phân biệt thời điểm phát hiện 6 tháng đầu năm hay cuối năm.

Thủ tục mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn

Để mở cửa hàng in ấn, bạn cần có các thủ tục cơ bản sau đây:

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in được quy định theo Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP và ở Khoản 5, Điều 1, Nghị định 25/2018/NĐ – CP. Trong đó quy định hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép hoạt động in ấn (theo mẫu quy định)
  • Bản sao đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký thuế, quy định thành lập cơ sở in đối với đơn vị in công lập (có kèm bản chính đối chiếu).
  • Sơ yếu lý lịch của chủ kinh doanh (có mẫu đi kèm).

Thủ tục xin cấp phép hoạt động in

Đơn vị xin cấp phép cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in trực tiếp tại Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện thông qua dịch vụ công trực tiếp. 

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động in phải cấp phép hoạt động cho cơ sở in. Trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in.

Trường hợp không có giấy phép phải có văn bản gửi về và nêu rõ lý do.

Kinh nghiệm mở cửa hàng Photocopy, cửa hàng in ấn

Nhu cầu về photocopy, in ấn vẫn đang rất phổ biến, có xu hướng tăng lên bởi bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần có phương tiện này. Bởi vậy, việc mở cửa hàng photocopy để kinh doanh kiếm lời là một định hướng đúng đắn. 

Kinh nghiệm mở tiệm photocopy

Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn từ nhiều người đã thành công dưới đây nhé!

Kỹ năng về tin học và photocopy

Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng và đơn giản nhất bạn cần có nếu muốn kinh doanh lĩnh vực photocopy, in ấn. Các kỹ năng photocopy và in ấn tương đối đơn giản, dễ thực hành, bạn có thể học một khóa đào tạo ngắn ngày thông qua hình thức online hoặc offline. Sử dụng thành thạo công cụ máy in ấn, photocopy, các thao tác tin học cần thiết sẽ giúp quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn tốt và chuyên nghiệp hơn.

Khảo sát thị trường & nhu cầu khách hàng

Khi đã có kỹ năng và kiến thức chuẩn, để việc kinh doanh đạt hiệu quả bạn cần phải khảo sát thị trường. Đặc biệt là các yếu tố bao gồm: vị trí đặt cửa hàng có gần khu trường học, Ủy ban nhân dân, các khu văn phòng, trung tâm đông người không? Quanh vị trí đó có bao nhiêu cửa tiệm photocopy, hộ kinh doanh như thế nào? Cửa hàng photocopy ở đó sử dụng những loại máy photocopy gì? Có ưu – nhược điểm gì?,…

Nói tóm lại, bạn phải nắm được tất cả mọi thứ tại vị trí bạn định mở cửa hàng để chuẩn bị tốt nhất cho cửa hàng của mình.

Khảo sát nhà cung cấp dịch vụ

Sau khi khảo sát thị trường, bạn cần quan tâm tới nguồn cung như dịch vụ cho thuê máy photobán máy photocopy, mực, giấy, kéo cắt, ghim,… Đây chính là công cụ và nguyên vật liệu cần thiết cho cửa hàng photocopy, in ấn.

Khảo sát nhà cung cấp dịch vụ

Hãy tìm hiểu về chất lượng, dịch vụ, giá cả của các sản phẩm, dịch vụ này, tham khảo nhiều nguồn để tìm được sản phẩm tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

Xây dựng kế hoạch trước khi mở cửa hàng photocopy

Sau khi đã khảo sát, tìm được vị trí ưng ý, nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì bạn cần xây dựng kế hoạch, kịch bản chi tiết về việc mở cửa hàng photocopy. Bước này sẽ giúp bạn nắm bắt được mọi yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Đặc biện, bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:

  • Vốn mở cửa hàng (với quy mô 1 người làm cần ít nhất khoảng 70 – 80 triệu đồng, bao gồm tiền thuê mặt bằng, máy photo, thuê lao động,…).
  • Địa điểm, tầng thuê mặt bằng, diện tích, cách phân bố – thiết kế.
  • Lên danh sách các sản phẩm cần có như: máy photocopy, máy tính, máy in đen trắng – in màu, các loại giấy, kéo, ghim, băng dính, các dụng cụ văn phòng phẩm khác,… Đối với những máy quá mắc bạn nên tham khảo dịch vụ thuê máy photocopy thay vì mua 1 lần với vốn nặng, vì phí thuê máy in, photo cũng tương đối rẻ
  • Bảng giá dịch vụ
  • Chiến lược kinh doanh (quảng cáo bán hàng, phương thức kinh doanh,…).

Trên đây là một số kiến thức giúp giải đáp vấn đề mở cửa hàng photocopy, cửa hàng in ấn có cần đóng thuế không và một số kinh nghiệm chia sẻ về mở cửa hàng photocopy, in ấn từ những chủ kinh doanh thành công. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm một số dự định, định hướng cụ thể hơn cho việc kinh doanh cửa hàng photocopy, in ấn của mình. Chúc bạn thành công!

Các tin liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *