Hiện nay, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nước ta là cực kỳ lớn. Vì thế, đây là một lĩnh vực tiềm năng mà rất nhiều nhà kinh doanh nhắm tới. Tuy nhiên, việc nhập hàng từ nước ngoài vào nội địa nước ta đều phải tuân thủ đúng những quy trình, quy định pháp luật. Do đó, để có thể trở thành một người kinh doanh, tiêu dùng thông thái thì bạn nên hiểu rõ về hàng nhập khẩu là gì? Điều kiện lưu thông hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam
Hàng nhập khẩu là gì?
Định nghĩa về hàng hóa nhập khẩu rất đơn giản, hiểu một cái đơn giản nhất thì hàng nhập khẩu là các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất từ nước ngoài và nhập khẩu vào thị trường nội địa của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Một sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu khi nó có xuất xứ từ bên ngoài Việt Nam, tất nhiên, chúng phải đáp ứng được quy định pháp luật của quốc gia nơi chúng được tạo ra. Đồng thời, quá trình nhập khẩu về Việt Nam cũng cần đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng và thực hiện theo đúng quy định pháp luật về xuất nhập khẩu.
Trong nhiều trường hợp, một sản phẩm được sản xuất ra bởi người Việt Nam, được đầu tư vốn, nguyên liệu bởi người Việt nhưng vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu. Nguyên nhân là bởi địa điểm sản xuất là ở nước ngoài.
Điều kiện lưu thông hàng hóa nhập khẩu là gì?
Tất cả các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu đều có những đặc điểm, điều kiện cơ bản. Chỉ khi đáp ứng được những yếu tố này, chúng mới được phép lưu hàng, buôn bán tại thị trường nước ta. Vì thế, nếu bạn muốn mua bán, kinh doanh các mặt hàng này thì đây chính là các thông tin quan trọng, cần chú ý.
Điều kiện tối thiểu của một sản phẩm nhập khẩu hợp pháp trên thị trường nước ta đó là có giấy chứng nhận chất lượng của quốc gia gốc. Tất nhiên, đó chỉ là điều kiện cần bởi khi vào nước ta, các sản phẩm sẽ đều được kiểm tra, thẩm định để đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Tiếp theo, để có thể bước vào thị trường trong nước, đơn vị nhập hàng cần phải đóng đủ các loại thế nhập khẩu theo quy định pháp luật. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ được gắn thêm các tem phụ, có nội dung tiếng Việt để người tiêu dùng trong nước nắm rõ thông tin về sản phẩm.
Đặc biệt, có một điều bạn cần chú ý khi nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc đó là không phải bất cứ ai cũng được phép nhập mọi mặt hàng, sản phẩm theo ý muốn. Bên cạnh các loại hàng quốc cấm thì còn có một số sản phẩm khác chỉ được công ty nhập khẩu Trung Quốc nếu bạn có giấy phép kinh doanh. Một số hàng hóa nhập khẩu chính ngạch như vậy có thể kể đến như thuốc, kính áp tròng, thực phẩm chức năng…
Nguyên nhân lý giải cho vấn đề này đó là vì đây là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dùng. Vậy nên, những ai không có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ không được phép nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng kể trên.
Thủ tục cần đảm bảo cho hàng nhập khẩu là gì?
Kê khai thông tin hàng hóa IDA
Tất nhiên, bước đầu tiên trong những thủ tục mà chúng ta cần thực hiện để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc về nước đó là kê khai chi tiết thông tin về sản phẩm, quá trình nhập khẩu. Dựa theo tiêu chuẩn 133, chúng ta sẽ tự động đăng nhập vào màn hình IDA để kê khai thông tin. Sau đó, bản mẫu này sẽ được gửi về VNACCS để kiểm tra, xét duyệt.
Sau đó, hệ thống sẽ tự động giúp chúng ta kiểm tra, xác nhận những thông tin hàng hóa nhập khẩu quan trọng như: Mã đơn hàng, giá trị, thuế, loại sản phẩm, số lượng… Các yếu tố kể trên sẽ được lưu lại trên hệ thống để phục vụ quá trình quản lý sau này.
Khi đã gửi thông tin cơ bản lên hệ thống của VNACCS, các bạn nên chú ý những phản hồi của hệ thống để có thể xử lý một cách kịp thời.
Đăng ký tờ khai IDC đầy đủ
Sau quá trình kê khai IDA chính là thủ tục đăng ký IDC. Bảng tờ khai này chúng ta sẽ nhận được từ phản hồi của IDA, đây là cơ sở để mọi người kiểm tra lại các thông tin đã khai một cách chính xác nhất, tránh những sai sót gây ảnh hưởng sau này.
Khi đã đảm bảo, xác thực các thông tin trên là hoàn toàn chính xác, chúng ta sẽ gửi lại chúng trở lại hệ thống để hoàn thành thủ tục IDC. Mặt khác, nếu như có vấn đề cần sửa đổi, bạn hãy sử dụng IDB để tiếp tục quay lại màn hình IDA để có thể khai báo lại từ đầu.
Các điều kiện cần thiết để đăng ký IDC
Có thể nói, việc đăng ký IDC là một bước có ý nghĩa then chốt trong cả quá trình, thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Vì thế, để thực hiện được việc này, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện đăng ký.
Trước khi hoàn tất cả thủ tục đăng ký hàng hóa nhập khẩu trên hệ thống tờ khai ID, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra cực kỳ kỹ càng về từng doanh nghiệp, cá nhân trước khi cho phép họ tham gia và hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Trong đó, các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể hay nợ xấu đều sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách cho phép nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, đối với các cá nhân muốn nhập hàng, họ phải chứng minh được khả năng về tài chính, thông tin minh bạch.
Một số thủ tục cần thiết khác
Về cơ bản, các tờ khai thông tin gửi qua hệ thống IDA sẽ được phân thành các loại chính đó là luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng. Trong đó, mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều cần phải sở hữu cho mình một hệ thống quản lý hợp đồng để kiểm soát và vận hành quy trình một cách nhanh chóng nhất.
Tờ khai luồng xanh
Những tờ khai luồng xanh được sử dụng dành cho tất cả các doanh nghiệp thực hiện đơn hàng có giá trị thuế bằng 0. Quyết định thông quan, cho phép nhập hàng sẽ ngay lập tức được thông qua.
Tuy nhiên, trong trường hợp số thuế của hàng hóa nhập khẩu cần đóng có giá trị cao, các bạn cần phải lưu tâm đến một số vấn đề cần thiết cho thủ tục hải quan.
Sau khi đã khai, đóng thuế tại cơ quan hải quan và đảm bảo được tính xác thực của thông tin đơn hàng, ngay lập tức chúng ta sẽ nhận được các chứng từ cần thiết để phục vụ quá trình nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp bảo lãnh thuế không đủ hay hết hạn, hệ thống sẽ báo lỗi và tất nhiên là chúng ta sẽ không có được giấy phép thông quan.
Tờ khai luồng vàng, luồng đỏ
Các tờ khai luồng vàng và luồng đỏ sẽ được hệ thống VNACCS đẩy qua hệ thống VCIS. Tại đây, các cơ quan có thẩm quyền sẽ đối chiếu, xác mình thông tin tùy theo trách nghiệm của họ.
Với nghiệp vụ CKO, các thông tin về địa điểm, hình thức nhập khẩu sẽ được kiểm tra để có thể chuyển hồ sơ từ luồng vàng sang luồng đỏ hoặc ngược lại từ luồng đỏ sang luồng vàng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng thường sử dụng nghiệp vụ IDA01 để có thể đưa ra các biện pháp hướng dẫn người dùng điền đủ những thông tin cần thiết một cách chính xác nhất.
Các thông tin có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người tiêu dùng và người kinh doanh. Tất nhiên, không khó để chúng ta thực hiện quá trình nhập khẩu hàng hóa nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như các quy trình, thủ tục hải quan.
Xem thêm: Tiểu ngạch là gì? Phân biệt hàng tiểu ngạch – chính ngạch