Để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường EU, doanh nghiệp cần có chứng nhận về tiêu chuẩn châu Âu (CE). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chưa nắm rõ về tiêu chuẩn này. Bạn có băn khoăn CE là gì? Chứng nhận CE trong xuất nhập khẩu có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Cẩm Thạch Company khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Chứng nhận CE là gì?
CE được viết tắt bởi Conformité Européenne, tên chính thức là CE Marketing (hay CE Mark), có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu.
Một sản phẩm gắn nhãn CE như là có tấm hộ chiếu thương mại vào thị trường EU, Hiệp hội Thương mại tự do (EFTA). Đây cũng là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu được pháp luật Liên Minh châu Âu công nhận.
CE không phải tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nhưng khi có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Đặc điểm của dấu CE
Dấu CE trên sản phẩm có các đặc điểm sau:
- Kích thước nhỏ hơn 5mm (cho các thiết bị/mặt hàng nhỏ).
- Được gắn trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì, tài liệu kèm theo.
- CE được ngầm hiểu là nhãn hiệu chất lượng. Dù không có tính phải lý nhưng là căn cứ đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi các yêu cầu đưa ra rất khắt khe.
- Nhà sản xuất hay người đại diện được ủy quyền từ Liên Minh châu Âu chính là chủ thể gắn dấu CE vào sản phẩm.
Ý nghĩa chứng nhận CE trong xuất nhập khẩu là gì?
Có chứng nhận CE gắn trên sản phẩm tức là nhà sản xuất đã cam kết trách nhiệm của họ về việc đáp ứng các yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE. Muốn gắn nhãn tiêu chuẩn châu Âu (CE), sản phẩm phải được sản xuất theo tiêu chuẩn được thông qua bởi ETSI, CEN, CENELEC. Ngoài ra, sản xuất cũng tuân thủ các tiêu chuẩn công bố trên tạp chí chính thức là tiêu chuẩn hài hòa, phù hợp yêu cầu của các chỉ thị EU.
Nhà sản xuất có thể không sử dụng tiêu chuẩn EU hài hòa. Nhưng nhà sản xuất phải chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản khi lưu hành trên thị trường châu Âu. Những sản phẩm đáp ứng đủ các quy định có thể nộp đơn đến tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn có thẩm quyền. Sau khi lấy chứng nhận, nhà sản xuất có thể đóng nhãn CE lên sản phẩm của mình và công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU.
Nhà sản xuất có thể tự đánh giá sản phẩm của mình phù hợp tiêu chuẩn châu Âu và gắn nhãn. Nhưng hãy đảm bảo sản phẩm thực sự phù hợp tất cả yêu cầu trên toàn EU, có bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp, ký một tuyên bố sản phẩm chuẩn EU. Khi cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất cần phải cung cấp cho họ đủ thông tin và tài liên liên quan về gắn nhãn CE. Với các sản phẩm có độ rủi ro cao, cơ quan chứng nhận CE sẽ bắt buộc kiểm tra độ an toàn của giấy chứng nhận.
Nói về góc độ quản lý, mục đích của việc dán nhãn CE là để đơn giản hóa quá trình kiểm tra đối với mặt hàng của các cơ quan kiểm soát quốc gia các nước thành viên châu Âu. Dù vậy, với người tiêu dùng, CE vẫn được coi là chứng nhận về chất lượng.
Việc có nhãn CE trên sản phẩm cũng là biểu tượng giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu, chất lượng. Đồng thời, khi có chứng chỉ CE, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính cạnh tranh và dễ mở rộng hơn trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Xem thêm : MOQ là gì? Ý nghĩa ngữ thuật ngữ MOQ khi nhập hàng
Các sản phẩm bắt buộc có chứng nhận CE
Không phải tất cả các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU đều có dấu CE. Chỉ những sản phẩm có thông số kỹ thuật của EU mới bắt buộc phải có CE. Một số sản phẩm phải tuân thủ theo nhiều yêu cầu khác nhau cùng một lúc.
Hiện có 25 nhóm sản phẩm yêu cầu buộc phải có dán nhãn CE theo Chỉ thị tiếp cận mới (New Approach Directives). Bao gồm:
1/ Bình áp lực đơn giản;
2/ Các sản phẩm giải trí;
3/ Các dụng cụ cân không tự động;
4/ Các sản phẩm phát thải tiếng ồn trong môi trường;
5/ Các thiết bị y tế;
6/ Các thiết bị điện hạ thế;
7/ Chất nổ dân dụng;
8/ Các thiết bị, hệ thống điện và điện từ tương thích;
9/ Các sản phẩm liên quan tới năng lượng;
10/ Các sản phẩm xây dựng;
11/ Các sản phẩm lắp đặt cáp treo trở người;
12/ Dụng cụ đo lường;
13/ Đồ chơi;
14/ Hạn chế các chất độc hại trong thiết bị điện tử, điện;
15/ Nồi hơi nước nóng;
16/ Máy móc;
17/ Thiết bị y tế cấy ghép hoạt động;
18/ Thiết bị đốt nhiên liệu khí;
19/ Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ;
20/ Thiết bị y tế chẩn đoán In vitro;
21/ Thang máy;
22/ Thiết bị bảo vệ cá nhân;
23/ Thiết bị áp suất;
24/ Thiết bị đầu cuối đài phát thanh, viễn thông;
25/ Pháo hoa.
Việc dán nhãn CE trên sản phẩm của EU sẽ có quy định nghiêm ngặt. Mỗi sản phẩm thường sẽ có các quy định khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản đều sẽ cần đáp ứng 4 đặc điểm như ở mục 1.
Trong thời điểm dịch, các quốc gia EU (ví dụ như Thụy Điển) đang nới lỏng một số quy định về hàng nhập khẩu. Tiêu biểu là các sản phẩm như khẩu trang y tế. Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên các quy định về sản phẩm để tuân thủ đúng, giúp việc xuất khẩu thuận lợi hơn.
Thủ tục hồ sơ & Quy trình cấp chứng chỉ CE
Để xin cấp phép chứng nhận CE, bạn cần hoàn thiện thủ tục hồ sơ với các thông tin, giấy tờ sau đây:
- Mẫu giấy xin chứng nhận CE;
- Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp;
- Các tài liệu liên quan tới đặc tính kỹ thuật của sản phẩm xin chứng nhận CE;
- Kế hoạch sản xuất, kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm;
- Kế hoạch kiểm soát trang thiết bị, phương tiện đo lường và thử nghiệm;
- Phiếu kết quả thử mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được chỉ định/công nhận (nếu có).
Quy trình cấp chứng chỉ CE sẽ bao gồm 5 bước cơ bản: Xác định tiêu chuẩn áp dụng, xác định yêu cầu chi tiết, thử nghiệm & đánh giá sản phẩm hợp chuẩn theo quy định, cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF theo yêu cầu và tuyên bố sự phù hợp & ban hành chứng nhận CE.
Ngoài ra, với các trường hợp đặt biệt có thể yêu cầu thêm chứng nhận lại nếu có vấn đề ban hành chứng chỉ CE, đánh giá mở rộng và đánh giá đột xuất.
Một số điều cần lưu ý về chứng chỉ CE trong xuất nhập khẩu
Trên thị trường đang bắt đầu xuất hiện các sản phẩm có dấu CE nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất Trung Quốc cũng làm dấu CE cho sản phẩm của họ. Các dấu CE của Trung dễ khiến người tiêu dùng bị hiểu lầm khi mua sản phẩm và tăng tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Bởi vậy, kinh nghiệm khi mua hàng Trung Quốc đó là khách hàng cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa dấu CE của EU và CE của Trung Quốc. Về cơ bản, 2 dấu CE này có sự khác biệt. Các sản phẩm Trung có dấu CE là China Export, được sản xuất tại Trung Quốc và do quốc gia này xuất khẩu. Thồng thường sẽ không được đăng ký, kiểm nghiệm và đánh giá mà do công ty Trung tùy ý sử dụng.
Với CE của châu Âu, các doanh nghiệp vẫn có thể tự công bố nhưng cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn. Nếu khi kiểm tra sản phẩm chuẩn, nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường EU. Nhà sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng mà sản phẩm họ gây ra với người tiêu dùng.
Trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tự đánh giá chính xác về sản phẩm có đạt chuẩn và nhờ tới các tổ chứng TUV, SGS,… Khi đó, sản phẩm có vấn đề, lỗi sẽ thuộc về tổ chức đánh giá.
Do đó, bạn nên cân nhắc tìm hiểu chi tiết về các điều khoản, tiêu chuẩn để đáp ứng tốt về CE. Hãy tìm đơn vị hiểu về tiêu chuẩn châu Âu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Vinasctax sẽ giúp bạn hiểu được chứng nhận CE là gì và ý nghĩa của chứng chỉ CE trong xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nếu bạn đang cần một đơn vị ủy thác nhập khẩu chính ngạch đi EU, hãy liên hệ Cẩm Thạch Company để được hỗ trợ.